Seo Google Maps là gì?
SEO Google Maps là tập hợp các phương thức tối ưu website giúp tăng khả năng hiển thị địa điểm của doanh nghiệp trên Google Maps. Hay nói đơn giản, đó là một phần quan trọng trong Marketing giúp khách hàng dễ dàng tìm đến doanh nghiệp của bạn. Gia tăng thứ hạng trên Google Maps đồng nghĩa với việc mang đến nhiều khách hàng hơn vì gần như thời nay ai cũng sử dụng công cụ này để tra cứu địa điểm.
SEO Google Maps
6 lợi ích của Seo Google Maps
- SEO Google Maps tăng khả năng nhận biết của khách hàng về doanh nghiệp. Đặc biệt, khi doanh nghiệp nằm trong top 3 hiển thị, mức độ uy tín càng được nâng cao.
- SEO Google Maps giúp khả năng hiển thị local lớn hơn, đồng nghĩa với việc traffic nhiều hơn, nhiều khách hàng biết đến hơn và doanh số cao hơn.
- Nhờ nằm trong bảng xếp hạng Google Maps mà cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp tăng lên. Số lượng khách hàng liên hệ với công ty thông qua email, điện thoại, các trang mạng xã hội nhiều hơn, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Tăng trải nghiệm khách hàng khi các thông tin về doanh nghiệp bao gồm: số điện thoại, địa chỉ, email, website, hình ảnh… đều được hiển thị đầy đủ. Khách hàng sẽ có lòng tin hơn vào sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
- SEO Google Maps hiệu quả sẽ hỗ trợ việc SEO website tốt hơn. Cụ thể là tăng độ phủ cho website, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, nó cũng giúp Google phân loại, sắp xếp dữ liệu website tốt hơn, từ đó tăng thứ hạng cho website.
- Cải thiện mức độ liên quan cho website nhờ các liên kết và Content Marketing sử dụng trên Google Maps.
6 Lợi ích của Seo Google Maps
Cách để tăng xếp hạng SEO Google Maps
Để tăng thứ hạng seo google maps, cụ thể nằm trong top 3 hiển thị, là một lợi thế giúp doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng, nâng cao sự uy tín. Tuy nhiên, để đạt được điều này lại không thật sự dễ dàng. Bạn cần biết các yếu tố ảnh hưởng cũng như cách để thực thi hiệu quả.
Thêm doanh nghiệp vào Google Maps giúp tăng thứ hạng seo google maps
- Truy cập vào Google Maps và nhấp vào nút màu xanh lam có nội dung “Quản lý ngay bây giờ” (sau khi đã đăng nhập vào tài khoản Google).
- Nếu tên doanh nghiệp của bạn không xuất hiện, bạn sẽ thấy một tùy chọn để “thêm địa điểm bị thiếu”.
- Sau khi nhấp vào, bạn sẽ được nhắc cung cấp tên, danh mục và vị trí của mình.
- Lưu ý là bất kỳ ai cũng có thể thêm doanh nghiệp vào Google Maps. Vì vậy, tốt nhất là nên kiểm tra và đảm bảo rằng địa điểm doanh nghiệp của bạn chưa tồn tại.
Xác nhận hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps
- Đặt tên cho địa điểm mới và bắt đầu thêm tất cả các thông tin kinh doanh quan trọng.
-Tất cả những gì cần cung cấp là tên, danh mục và vị trí. Sau khi xác nhận hồ sơ, bạn có thể cung cấp thêm nhiều thông tin chi tiết về doanh nghiệp và hồ sơ doanh nghiệp càng chứa nhiều thông tin thì càng được xếp hạng cao hơn trên Google Maps.
- Điều quan trọng cần lưu ý là trước khi tạo hồ sơ GMB (Google My Business), bạn nên tự làm quen với các nguyên tắc của Google. Việc tạo hồ sơ giả mạo hoặc spam không chỉ mang lại trải nghiệm người dùng tồi tệ mà còn khiến doanh nghiệp có nguy cơ bị phạt và đình chỉ.
Thêm thông tin vào Google My Business trên Google Maps
Như đã đề cập trước đó, hồ sơ doanh nghiệp cung cấp càng nhiều thông tin thì bạn càng có thứ hạng cao trong kết quả. Để thêm thông tin vào hồ sơ, hãy đăng nhập vào tài khoản Google My Business. Chọn tab “Thông tin”, bao gồm tên, danh mục, địa chỉ, khu vực kinh doanh (nếu có), giờ, giờ đặc biệt, số điện thoại, trang web, sản phẩm, dịch vụ, thuộc tính và mô tả…
Một số mẹo để tối ưu hóa các phần tài khoản Google My Business này để có thứ hạng cao hơn trên Google Maps:
- Nhất quán với tên và địa chỉ.
- Sử dụng số điện thoại địa phương.
- Luôn cập nhật giờ giấc của bạn.
- Viết mô tả doanh nghiệp.
- Phân loại đúng doanh nghiệp.
- Thêm ảnh vào hồ sơ.
Google sẽ rất ưu ái với doanh nghiệp tải ảnh lên hồ sơ của mình. Đầu tiên là vì điều đó báo hiệu rằng đây là một doanh nghiệp đang hoạt động, xứng đáng được xếp hạng cao hơn trong kết quả. Thứ hai là công nghệ nhận dạng ảnh của Google đang phát triển và Google đang bắt đầu hiển thị hình ảnh trong kết quả tìm kiếm địa phương. Và thứ ba, bởi vì quy tắc chung của SEO là Google yêu thích những gì người dùng yêu thích và người dùng yêu thích ảnh. Vì vậy, để cải thiện thứ hạng trên Google Maps, hãy tải lên hồ sơ doanh nghiệp những bức ảnh chất lượng và hấp dẫn.
Bài đánh giá của Google
Ngoài hình ảnh có một điều mà Google cũng rất thích, đó là những đánh giá. Để nhận những bài đánh giá này, bạn cần chủ động yêu cầu khách hàng và sẵn sàng trả lời những đánh giá đó một cách nhanh chóng. Câu trả lời của bạn sẽ cho những khách hàng tiềm năng thấy họ được chăm sóc và đang lựa chọn đúng nơi.
7 Bước Seo Google Maps
Đồng bộ Google Maps
Google sẽ không tin tưởng các doanh nghiệp có nhiều số điện thoại hoặc địa điểm được liệt kê cho một doanh nghiệp thực tế. Vì vậy, hãy loại bỏ các hồ sơ trùng lặp để đảm bảo hồ sơ thực của bạn được xếp hạng tốt hơn.
Đăng bài thường xuyên lên Google My Business trên Google Maps
Giống như Facebook hay các trang mạng xã hội khác, bạn có thể xuất bản các bài đăng ngay trên hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps của mình. Việc thường xuyên đăng bài sẽ gửi tín hiệu cho Google rằng bạn chủ động quản lý hồ sơ và sẽ được vào “diện ưu tiên” khi xếp hạng. Ngoài ra, thông qua các bài đăng trên Google, bạn có cơ hội gia tăng lượt tiếp cận đến những đối tượng sẵn sàng tương tác.
Đảm bảo trang web hoạt động tốt
Hãy đảm bảo trang web của bạn đang hoạt động nhất quán trên mọi thiết bị hay kích thước màn hình. Điều này là do hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps chứa liên kết đến trang web của bạn và gần 60% tìm kiếm trên Google diễn ra trên thiết bị di động. Vì vậy, nếu hồ sơ đưa người tìm kiếm đến một trang web yêu cầu thu nhỏ hay có liên kết bị hỏng hoặc tải chậm, xếp hạng Google Maps của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Thêm từ khóa vào trang web
Tất nhiên, điều này sẽ giúp trang web của bạn xếp hạng cao hơn trong Google Tìm kiếm, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến xếp hạng hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps. Vì vậy, hãy đảm bảo kết hợp các từ khóa dựa trên vị trí vào các trang chính của web, chẳng hạn như trang chủ, trang giới thiệu, trang liên hệ, trang sản phẩm và dịch vụ… và thậm chí cả các bài đăng trên blog. Không chỉ với tiêu đề của các trang mà còn đối với các tiêu đề con, nội dung, thẻ hình ảnh, chú thích và URL.
Việc nhấn mạnh với Google rằng bạn nổi bật trong khu vực của mình có thể giúp Google tự tin hơn trong việc xếp hạng hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps cho khu vực đó.
Nhúng địa chỉ Google Maps vào trang web
Còn một cách khác để xếp hạng cao hơn trên Google Maps là nhúng bản đồ Google vào trang web, điều mà hầu hết các doanh nghiệp thực hiện trên trang liên hệ. Nhúng bản đồ Google chỉ là một cách khác để cho Google biết rằng doanh nghiệp của bạn nằm ở vị trí mà hồ sơ đang biểu thị.
Để nhúng bản đồ vào trang web, hãy tìm kiếm tên doanh nghiệp của bạn trong Google Maps → nhấp vào “Chia sẻ” trong hồ sơ doanh nghiệp và chọn tab “Nhúng bản đồ” → sao chép và dán liên kết trên trang liên hệ của doanh nghiệp.
Xây dựng trích dẫn cho thị trường ngách
Trích dẫn cho thị trường ngách, hiểu một cách đơn giản, chính là một bản lưu trữ các thông tin NAP. Ngoài ba điều này thì đôi khi còn có thêm cả địa chỉ URL của trang web. Google sẽ dựa vào các trích dẫn trên để xác minh địa chỉ doanh nghiệp. Nếu như các trích dẫn của bạn uy tín và có liên quan đến doanh nghiệp thì bạn rất dễ dàng để có được thứ hạng cao trên Google Maps.
Khi xây dựng các trích dẫn, cần lưu ý làm thật chi tiết và rõ ràng. Bên cạnh đó, hãy thử tìm kiếm một số trang web ở khu vực bạn đang hoạt động hoặc dành riêng cho một lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
Tổng kết
Trên đây là những kiến thức về cách seo map. Nếu bạn còn thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua:
Hotline:0865.782.772 (Ms Ngọc).
Fanpage: Công ty Cổ phần Thương mại Andin
Xem thêm: SEO Content là gì? Tìm hiểu kiến thức về SEO Content
Các nguyên tắc remarketing và hiệu quả remarketing mang lại