0966.867.186

1. Mua một tên miền phù hợp
Để bắt đầu một dự án kinh doanh bán hàng, trước hết bạn phải mua một tên miền phù hợp với sản phẩm và dịch vụ. Bạn không thể thay đổi tên miền đã chọn, do đó hãy cân nhắc thật kỹ khi mua tên miền vì nó sẽ gắn liền vĩnh viễn với trang web của bạn. Hiện nay ở Việt Nam có nhiều đơn vị cung cấp tên miền uy tín như Mắt Bão, PA Việt Nam, hay GoDaddy là một nhà cung cấp tên miền quốc tế.

Mua một tên miền phù hợp
Mua một tên miền phù hợp

2. Tìm một công ty thiết kế website bán
 
Đây là công việc quan trọng quyết định sự thành công cho website bán hàng của bạn. Để lựa chọn được một đối tác uy tín và hiệu quả, hãy cân nhắc những yếu tố sau đây:

  • Thời gian dự kiến để hoàn thành việc thiết kế website bán hàng

  • Hồ sơ năng lực của công ty thiết kế website

  • Có kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực kinh doanh bán hàng của bạn

  • Chi phí thiết kế website nằm trong mức ngân sách cho phép

Hãy tìm hiểu thật kỹ đối tác để tránh những rủi ro đáng tiếc gây ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của bạn.

3. Đăng ký và hoàn thiện các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật
Nếu website thuộc sở hữu của một công ty thì công ty đó cần phải có đầy đủ giấy tờ kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tiếp đó theo quy định hiện hành của Bộ công thương, mọi website bán hàng cần phải thực hiện việc thông báo hoặc đăng ký website theo quy định. Đôi khi những thủ tục này sẽ khá phức tạp và mất nhiều thời gian, do vậy nếu công ty có bộ phận pháp lý thì có thể tự thực hiện các thủ tục đăng ký, nếu không bạn có thể thuê những công ty cung cấp dịch vụ pháp lý.

4. Chọn nền tảng bán hàng
Để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, hãy chọn một nền tảng bán hàng phổ biến và đáng tin cậy.  Hiện nay có hai nền tảng phổ biến nhất là Drupal và Wordpress. Lựa chọn nền tảng nào sẽ tùy thuộc vào mục đích và đặc điểm của website bán hàng

Chọn nền tảng bán hàng
Chọn nền tảng mua hàng

5. Định hướng thiết kế cho website bán hàng của bạn.
Thay vì giao toàn bộ việc lên ý tưởng thiết kế cho đơn vị thiết kế website, bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn một định hướng thiết kế cho website phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình.
Đó có thể là việc tham khảo một số website nổi tiếng trong cùng lĩnh vực, hoặc tìm kiếm trên một số trang web chuyên cung cấp sẵn kho giao diện. Việc đó sẽ giúp bạn hình dung được trang web mà mình muốn và tiết kiệm đáng kể thời gian cho bạn và đối tác.

6. Đưa website đi vào hoạt động
Ngay khi đã hoàn thiện website và các thủ tục pháp lý hãy cho nó hoạt động, đăng tải đầy đủ các nội dung chính quan trọng như trên trang chủ, trang giới thiệu và liên hệ để giới thiệu tới các đối tác khách hàng. Điều đó sẽ tăng sự uy tín cho website của bạn Đồng thời, nó sẽ tận dụng được các nguồn backlink trỏ về website ngay từ đầu để phục vụ cho việc thực hiện SEO sau này.

7. Tạo Pop-up
Với một website bán hàng thì dữ liệu thông tin khách hàng (người truy cập) vào website là vô cùng quan trọng, nhất là trong thời đại Big Data hiện nay. Do vậy hộp Pop-up sẽ giúp bạn thu thập được thông tin (email, số điện thoại,...) của người dùng website, từ đó phục vụ việc tạo các phễu bán hàng hiệu quả. Công việc này bạn có thể yêu cầu bên thiết kế website hoặc nhân sự phụ trách IT của công ty thực hiện, bởi nó khá đơn giản mà mang lại lợi ích vô cùng lớn.

8. Cá nhân hóa chiến dịch Marketing
Cũng giống như việc tạo dựng các mối quan hệ hợp tác kinh doanh, thì trong chiến dịch Marketing cho dự án bán hàng, bạn cũng cần phải có chiến lược chăm sóc phù hợp và cá nhân hóa các tệp khách hàng. Khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo hay Email Marketing, để thông điệp không bị chôn vùi vào hòm thư rác, hãy tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng, như thể bạn đang trò chuyện trực tiếp với họ chứ không phải đang quảng cáo. Điều đó cũng tương tự với các đối tác, nhà cung cấp mà bạn đang hợp tác.

Cá nhân hóa chiến dịch marketing
Cá nhân hóa chiến dịch marketing

9. Tích hợp các cổng thanh toán
Trong lĩnh vực kinh doanh bán hàng bạn sẽ không thể sống sót khi chỉ đứng một mình, vì vậy bạn cần phải liên kết hợp tác với các đơn vị cung cấp những dịch vụ tiện ích chuyên biệt.  Đặc biệt là trong việc thanh toán đơn hàng. Cách thanh toán truyền thống như chuyển khoản, COD đã không còn ưu việt nữa. Bởi vậy các kênh thanh toán điện tử ra đời và là một công cụ hữu hiệu cho các website bán hàng. Hiện nay có khá nhiều cổng thanh toán điện tử uy tín và được công nhận trên các sàn bán hàng như Ngân Lượng, VNPay, Napas,...

10. Hợp tác với các đối tác vận chuyển
Bạn không thể tự thực hiện vận chuyển đơn hàng cho khách, việc đó là rất tốn kém và khó khăn, vì vậy hãy liên kết với các đối tác cung cấp dịch vụ vận chuyển để họ làm thay phần việc đó. Hãy cân nhắc thật kỹ việc lựa chọn đối tác vận chuyển về chất lượng dịch vụ, nhân viên vận chuyển, đóng gói và bảo quản hàng hóa. Bởi việc đó sẽ có ảnh hưởng vô cùng lớn đến khách hàng và hoạt động kinh doanh của bạn. Do vậy việc lựa chọn một đơn vị vận chuyển uy tín, giá cả phù hợp là rất quan trọng. Hãy tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau để có một quyết định sáng suốt nhất.

11. Thực hiện các chiến dịch SEO và Adwords
Bạn không thể chỉ xây dựng một website bán hàng và để đó, mà cần phải có những chiến dịch thúc đẩy trang web lên hạng, tăng lượng truy cập cũng như thương hiệu của website. Trong đó có hai kênh hữu hiệu nhất là SEO và Adwords (Google Adwords hoặc Facebook Adwords). Đây là việc việc đòi hỏi đầu tư nhiều công sức và chi phí, do vậy hãy nghiên cứu để lên một kế hoạch thật chi tiết và luôn đo lường đánh giá hiệu quả.